1801. Quốc hội VN: Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi là “đáng thất vọng”

BBC

  • Đặng Ngọc Quang
  • Viết từ Huế

8 giờ trước

Tuần này, Quốc hội Việt Nam và các đại biểu của Quốc hội lại gây ra một sự chú ý mà có thể gọi là “xôn xao dư luận” từ các giới và công luận Việt Nam, nhưng lần này là từ khía cạnh luật pháp và chính sách pháp luật của nhà nước liên quan tới môi trường, khi cơ quan lập pháp này thông qua một đạo luật mà nhiều người cho là không thỏa mãn và đầy tranh cãi.

Thực vậy, ngay sau khi Quốc hội công bố kết quả bỏ phiếu Luật Bảo vệ môi trường [Sửa đổi], giới bảo vệ môi trường Việt Nam lập tức tỏ ra thất vọng trên mạng xã hội. Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi vừa được thông qua chỉ yêu cầu công bố quyết định đánh giá tác động môi trường mà theo đó, các doanh nghiệp không có nghĩa vụ cho công chúng và báo chí tiếp cận Báo cáo tác động môi trường.

Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của không ít chuyên gia môi trường đây là một bước lùi tệ hại so với điều Điều 131 quy định về nghĩa vụ Công khai thông tin về môi trường theo Luật Bảo vệ Môi trường 2014. Việc hủy bỏ Điều luật này được đánh giá mang lại lợi ích nặng cân cho giới đầu tư công nghiệp và năng lượng.

“Phản bội” môi trường và “phản bội” người dân?

Trong phiên biểu quyết chiều hôm nay, 17/11/2020, chỉ có 16 đại biểu quốc hội không tán thành, 7 người không biểu quyết trong số 466 người bỏ phiếu.

Ô nhiễm không khí: dân kiện được chính quyền?

Rừng bị xâm hại và quản lý kém ảnh hưởng miền Trung VN thế nào?

Thủy điện miền Trung VN: Cần xem xét, cân nhắc những gì?

Trên trang Facebook cá nhân, bày tỏ sự thất vọng ngay sau khi kết quả bỏ phiếu ở quốc hội được công bố nhà hoạt động, thạc sĩ Phạm Thị Hương Giang (còn được biết đến là Facebooker Jang Kều) – người sáng lập và chủ tịch Quỹ Sống nhận xét “họ [những người bỏ phiếu trong phiên họp quốc hội] không có khả năng đọc hiểu, hoặc họ phản bội môi trường, phản bội người dân.”

Trong phần bình luận của bài viết nói trên, bà Ngụy Thị Khanh, Chủ tịch Liên minh Năng lượng Bền vững Việt nam (VSEA), người được Quỹ Môi trường Goldman đã trao giải Anh hùng môi trường năm 2018 – Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh viết bình luận “kết quả [này] cho thấy Đại biểu Quốc hội không quan tâm, không lo cho môi trường sống của họ. Tiếc là những người hiểu và lo cho môi trường ít quá.”

Còn tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy – Cố vấn cấp cao về biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiên tai của tổ chức Oxfam, nêu ý kiến đây là “Một bước lùi vào đầm lầy đen đúa của tàn dư hóa chất, của sặc sụa khói bụi và một tương lai mịt mờ”.

Ý kiến trong nội bộ Đại biểu Quốc hội nói gì?

Trước đấy, ngày 02/11/2020 một liên minh các tổ chức xã hội với sự tham gia của 124 tổ chức thành viên đã gửi thư kêu gọi Quốc hội hoãn thông qua dự luật sửa đổi này.

Trong các đại biểu quốc hội, có bác sĩ PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu đăng đàn thảo luận và được dẫn lại ở báo chí những ý kiến phù hợp với các quan điểm của giới hoạt động. Tuy vậy, ông không viện dẫn trực tiếp ý kiến trong khuyến nghị của Liên minh các tổ chức xã hội.

Hà Nội ‘gần nhất Đông Nam Á’ về ô nhiễm không khí

Vì sao thiên tai ở miền Trung VN ngày càng trầm trọng?

Bão lụt miền Trung Việt Nam: Người dân chưa thấy dấu ấn các lãnh đạo?

Đại biểu Hiếu đã nói với Tuổi Trẻ: “Việc công khai đánh giá tác động môi trường cho phép và đảm bảo sự giám sát của cộng đồng, của các tổ chức độc lập, hạn chế các xâm phạm tới tài nguyên thiên nhiên, và bảo vệ môi trường.

“Nếu sự giám sát này bị triệt tiêu, trong tương lai chúng ta sẽ lại phải tiếp tục chứng kiến những hậu quả tàn khốc sau khi thiên nhiên, môi trường đã bị hủy hoại vì sự yếu kém, tham lam, cuồng vọng của con người”.

Dẫn thông tin từ Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2013, báo mạng Việt Nam gần đây cho biết khoảng 20.000 héc-ta rừng đã bị phá hủy để làm 160 nhà máy thủy điện nhỏ trong những năm gần đây, hay là mỗi dự án này hủy diệt 125 héc-ta rừng.

Còn trong một dự án về Green New Deal của Liên minh châu Âu, mà Việt Nam cũng trong danh sách quốc gia nhận tài trợ, họ nhận định ngành sản xuất năng lượng và công nghiệp phát thải trực tiếp tới 45% tổng lượng khí CO2 vào khí quyển.

Kết quả bỏ phiếu năm nay tỏ ra là sản phẩm mà Báo Người Đô thị đã ghi nhận từ năm 2019 khi thấy ‘Bộ Tài nguyên & Môi trường đang nhất định tiếp tục “biến tấu” đánh giá tác động môi trường và toàn bộ quy trình xung quanh nó trở thành thông tin “mật”, quy chuẩn thành quy phạm pháp luật’.

Báo đã dự báo “chất lượng đánh giá tác động môi trường dễ bị những bàn tay lợi ích nhóm “thọc” vào lũng đoạn.

Và như vậy, rất có thể đất nước không chỉ có một Formosa, Vedan hay Bauxit Tây Nguyên, mà sẽ còn có hàng trăm dự án tương tự.’

Tôi muốn hỏi “phải chăng đối chiếu với thực tế môi trường Việt Nam và tương lai, luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi mới được Quốc hội Việt Nam thông qua có phải đã đem lại một thất vọng to lớn không chỉ cho giới hoạt động môi trường?

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu về cộng đồng và phát triển Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Huế.


Liên quan:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *