2371. Nhà báo gốc Việt Andy Ngô phải rời khỏi nước Mỹ và phản ứng khi trở thành mục tiêu của Antifa: ‘Tôi không còn được an toàn nữa’

FOX NEWS by Stephanie Pagones  Published 13 hours ago

Ba Sàm lược dịch

Ngô đã rời Mỹ vào đầu năm nay trong bối cảnh các mối đe dọa bạo lực và ‘sự leo thang của các lo ngại về an toàn’, anh nói với Fox News

Người đàn ông này sinh ra và lớn lên ở Portlander và là người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai, một nhà báo bảo thủ từng là tổng biên tập của tờ The Post Millenial, hiện là tác giả sách bán chạy nhất của New York Times nhờ cuốn sách mới xuất bản gần đây của anh, “Unmasked: Inside Antifa’s Radical Plan to Destroy Democracy.” (“Vạch mặt: Bên trong kế hoạch triệt để của Antifa nhằm phá hủy nền dân chủ.”).

Trong “Unmasked”, Ngô không chỉ khám phá lịch sử của Antifa ở cả trong và ngoài nước Mỹ, mà còn cả những kinh nghiệm của bản thân về những gì anh mô tả là một cộng đồng có tổ chức gồm những người theo chủ nghĩa vô chính phủ cực đoan, cánh tả.

Andy Ngo, một nhà báo sống tại Portland, bị các thành viên của Antifa tấn công vào ngày 29 tháng 6 năm 2019 tại Portland, Oregon. (Moriah Ratner / Getty Images)

Những người phản đối đã cố gắng ngăn không cho cuốn sách được xuất bản, Ngô, 33 tuổi, viết trên Twitter của mình. Ngay cả khi nó đã được phát hành, cuốn sách vẫn còn một số vấn đề quanh việc bán nó trong các hiệu sách, theo các thông báo cho biết. Nhà sách nổi tiếng Powell’s Books của Portland đã quyết định không bán tác phẩm, sau khi các công đoàn viên phản đối Ngô “và mọi thứ mà anh ấy đại diện“, thông báo nêu rõ.

Trong suốt nhiều năm, Ngô đã phải chịu đựng các cuộc tấn công thể xác từ những người trong đám đông trong khi anh đưa tin về Antifa hoặc các sự kiện của những người cấp tiến cánh tả, và thậm chí có cả những vị khách không mời mà đến nhà của mình và cha mẹ, Ngô viết trong cuốn sách của anh.

Nhưng mọi thứ ập đến vào đầu năm nay khi Ngô phải rời khỏi đất nước trong bối cảnh các mối đe dọa bạo lực và “mối lo ngại về an toàn leo thang“, anh nói với Fox News.

Nó chỉ là do không an toàn cho tôi nữa. Như thể tôi còn sống sót khi vừa qua tai nạn,” anh tâm sự khi liên lạc qua điện thoại.

Những người biểu tình đốt cháy một chiếc limousine đang đậu ở trung tâm thành phố Washington, thứ Sáu, ngày 20 tháng 1 năm 2017, trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump. (Ảnh AP / Juliet Linderman)

 Ngô ngày càng có nhiều mối quan tâm tới Antifa sau kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Hoàn toàn không ai mong đợi nó,” anh nhớ lại. “Và phản ứng với kết quả dân chủ đó là mọi người xuống đường tập trung phản đối kết quả đó, và ở Portland, nhiều người đã chọn cách thể hiện sự thất vọng của họ bằng bạo lực và tàn phá.

Trong bài đưa tin của mình tại thực địa ở Portland vào thời điểm đó, Ngô nhận xét rằng anh bắt đầu thấy “thứ nền tảng được đặt ra cho một điều gì đó tồi tệ hơn nhiều sẽ xảy ra.”

Anh nói: “Nhìn chung, điều đó không chỉ là sự thay đổi thái độ của công chúng đối với bạo lực chính trị cánh tả, mà còn là sự rỗng tuếch và suy yếu của các thể chế thực thi pháp luật,”.

Ngô là một nhà báo sinh viên tại Đại học Bang Portland được giao nhiệm vụ làm việc trong đêm bầu cử năm 2016. Anh kể về những gì mình nhìn thấy đã khiến anh bị sốc.

Anh mô tả cách những kẻ bạo loạn tràn xuống trung tâm thành phố Portland, với khuôn mặt bị che và “mặc đồ đen từ đầu đến chân“. Họ mang theo gậy bóng chày, xà beng, búa và “đơn giản là đang tiêu diệt kẻ nào đã có mặt không đúng chỗ.

 “Những ý tưởng cực đoan, cấp tiến, vô căn cứ này đã được dành không gian để tuyên truyền trong các báo cáo về di sản của chúng ta, trong nhà của chúng ta và … thông qua hệ thống truyền thông và đài phát thanh, và tất nhiên là trên các trang tin tức trực tuyến.” Ngô nói, “Điều đó thực sự đã giúp cho việc cực đoan hóa cánh tả, theo ý kiến ​​của tôi.”

Quyết tâm của Ngô trong việc đưa tin về Antifa “đã trở nên rõ ràng và tập trung hơn” từ năm 2017 đến năm 2018, khi anh bắt đầu nhận thấy sự khác biệt giữa những gì mình nhìn thấy tại các cuộc bạo động so với những gì được báo chi đưa tin, anh cho biết.

Các thành viên Antifa và những người phản đối tụ tập trong một cuộc biểu tình vào tháng 8 năm 2017 của cánh hữu tại Công viên Martin Luther King Jr. ở Berkeley, California. (AMY OSBORNE / AFP / Getty Images)

Sau mỗi cuộc bạo động xảy ra ở Portland và Seattle, báo chí địa phương đưa tin không phải là bức tranh trung thực về những chiến binh đeo mặt nạ này thực sự là ai,” anh kể.

Ngô tiếp tục: “Theo cách mà họ được vẽ lên, thì họ đã bị bôi nhọ và được mô tả về cơ bản là những anh hùng đang bảo vệ cộng đồng của họ, bởi vì cảnh sát không bảo vệ người dân, bởi vì cảnh sát phân biệt chủng tộc và kỳ thị đồng tính luyến ái.

Đã có một câu chuyện kể rằng “nhân dân phải tự bảo vệ mình.

Và đó là những gì những người này đang làm – là bảo vệ cộng đồng khỏi những người theo chủ nghĩa tân phát xít và những người theo chủ nghĩa tối cao Da trắng và KKK,” anh nói. “Đó là câu chuyện mà công chúng đã được (báo chí) kể.”

Anh tiếp tục đưa tin về cuộc nổi loạn của Antifa trong nhiều năm. Nhưng thời gian trôi qua, tên tuổi và gương mặt của anh được nhiều người biết đến hơn. Anh nói, phong cách viết và bài báo của anh đã giúp đưa anh vào tầm ngắm của Antifa.

Anh ta trở thành mục tiêu.

Andy Ngô bị đổ chất bẩn lên người sau khi các thành viên của Antifa tấn công, năm 2019 ở Portland, Ore (Moriah Ratner / Getty Images)

Tôi đã thách thức câu chuyện mà họ có, câu chuyện nổi trội mà họ có trong cả báo chí địa phương và do đó trên cả báo chí quốc gia,” anh cho biết.

Vào năm 2019, Ngô đã bị một đám đông các thành viên Antifa đeo mặt nạ tấn công và phải nhập viện, được phát hiện là bị xuất huyết, anh viết trong “Unmasked.”

Nhưng ngay cả sau cuộc tấn công Ngô, một số người trong công chúng và giới truyền thông đã chỉ trích anh ta, hoặc đặt câu hỏi về ý định của anh ta, rằng liệu vết thương của anh ta có nặng như những gì anh đã gây ra cho họ hay không.

Khi tôi xem anh ấy phát trực tiếp cận cảnh khuôn mặt đẫm máu của mình cho hơn một triệu người xem, đó có vẻ như đó là một thời khắc quyết định cho một loại hình tác nghiệp của truyền thông kiểu mới“, một phóng viên tờ Buzzfeed, có mặt cùng Ngô tại thời điểm anh bị hành hung, đã viết.

Người phóng viên đó đã mô tả cách Ngô ghi chép lại cuộc tấn công mình và hậu quả của nó trên Twitter và qua các video, ngay cả khi anh ta đang ở trong bệnh viện.

Ông cũng lưu ý rằng bất chấp những lời chỉ trích rằng Ngô sẽ “khiêu khích mọi người“, cuộc tấn công dường như vô cớ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tràn ngập sự chú ý của phương tiện truyền thông, mọi người đã đưa ra tuyên bố rằng Ngô “thổi phồng” hoặc “xuyên tạc” các sự kiện vì lợi ích của mình.

[Tôi] sẽ không sai lầm khi nghĩ rằng bạo lực này xuất phát từ một số tư tưởng không khoan dung đối với những người bảo thủ. Ngô đã tạo nên một cuộc đối đầu kịch tính với giới cực tả ở Portland trong nhiều tháng, danh tiếng của anh ấy nổi lên cùng với mức độ nghiêm trọng của các cuộc chạm trán,” bài báo trên Buzzfeed cho biết thêm. Trong đó lưu ý rằng tiểu sử trên Twitter của Ngô tại một thời điểm đã ghi “Bị Antifa căm ghét“. Nhưng nay nội dung đó không còn nữa.

Khi Fox News hỏi Ngô về những bài từng đăng trên mạng xã hội nghi ngờ uy tín của anh, hoặc cáo buộc anh xuyên tạc các sự kiện, Ngô thừa nhận rằng anh đã mắc một số lỗi trong quá trình đưa tin. Anh nói, có thể phát sinh sai sót như vậy trong khi phát trực tiếp các cuộc biểu tình và cung cấp cách giải thích của mình về các sự kiện, rồi sau đó mới biết rằng có điều gì đó không chính xác.

Anh cho biết khi điều đó xảy ra, anh sẽ đưa ra các bản cập nhật hoặc sửa chữa khi cần thiết để giải quyết lỗi.

Trong cuốn sách của mình, Ngô phản đối câu chuyện cho rằng “Antifa chỉ đơn thuần là ‘chống phát xít.’” Thay vào đó, anh viết, đó là “một phong trào cực đoan bạo lực tấn công tất cả các loại mục tiêu, dưới chiêu bài ‘chống chủ nghĩa phát xít.’

Kế hoạch hiện tại của Antifa,” Ngô viết, “là tạo ra một hệ thống phi tập trung gồm các chi bộ và các nhóm chung sở thích có cùng hệ tư tưởng thông qua tuyên truyền phổ biến  và các tài liệu.

Mục tiêu là gây ra thiệt hại tối đa mà không gây tử vong và duy trì động lực bạo loạn để tiêu hao nguồn lực của chính phủ và tinh thần thực thi pháp luật”, anh viết.

Ngô cho rằng các thành viên Antifa được “huấn luyện đặc biệt cho hoạt động bạo lực đường phố.” Họ thường được nhìn thấy tại các cuộc biểu tình đeo khẩu trang và mặc đồ đen và đôi khi còn mang theo ô.

Phát biểu với các nhà lập pháp vào tháng 9, Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết Antifa “không phải là một nhóm hay một tổ chức. Đó là một phong trào hay một hệ tư tưởng.

Ngô nói với Fox News rằng Antifa đã có một “sự bùng nổ số lượng thành viên” đông đảo sau năm 2016, “bởi vì họ nhận được sự ủng hộ của các phương tiện truyền thông chính thống, với các bài bình luận hàng ngày về chủ nghĩa phát xít ở Mỹ và cách mô tả Trump như là một nhân vật giống Hitler.”

Anh nói về hiện tượng “phấn khích” trong cộng đồng Antifa xung quanh việc, vào thời điểm phỏng vấn, phiên tòa sắp tới xử viên cảnh sát Derek Chauvin ở Minneapolis. Chauvin hiện đang bị xét xử về tội giết người và ngộ sát liên quan đến cái chết của George Floyd vào ngày 25 tháng 5 năm 2020.

Antifa luôn kín đáo chờ đợi để có thể khai thác bất kỳ loại vụ việc xả súng, thảm kịch hoặc cái chết nào liên quan đến cảnh sát và có khả năng là một người da màu, để họ có thể tổ chức xung quanh sự kiện đó và cực đoan hóa những người xung quanh đó”, anh nói.

Ngô nói thêm rằng các giai đoạn phát triển trong cộng đồng Antifa “ngắn ngủi” và thường gắn liền với những câu chuyện cụ thể xung quanh các sự kiện. Như năm 2016 là cuộc bầu cử, còn năm 2017 là lễ nhậm chức của Trump và vụ tấn công bằng xe hơi chết người nhằm vào những người biểu tình tại một cuộc biểu tình “Đoàn kết phe cánh Hữu” ở Charlottesville, Virginia.

Nó không có vẻ phát triển liên tục,” anh nói, “nhưng tôi nghĩ rằng trong các lĩnh vực khác mà họ đang có thành công nhất định, họ thực sự chiếm được nhiều sự quan tâm hơn trong những người có xu hướng thiên tả chính thống, trong tâm trí Đảng Dân chủ.

Xem thêm:


Liên quan:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *